Video 1

Mời bạn xem đoạn clip 1 này

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Ô TÔ 2017

Ô tô Toyota 300 triệu, chị em lượn phố quá thích

Hai dòng xe mới của Toyota có mức giá chỉ trên 300 triệu với thiết kế nhỏ gọn, hiện đại, thuận tiện cho việc di chuyển trong các tuyến phố đông đúc, chật hẹp. Chiếc xe mới ra mắt ở thị trường Ấn Độ nhưng đang được rất nhiều thị trường mong mỏi.
Ô tô Toyota 300 triệu, chị em lượn phố quá thích
Dòng xe Toyota Aygo gồm hai mẫu x-style và x-press, cả hai được thiết kế tùy biến rộng rãi, mang đậm phong cách cá nhân. Đây là loại xe nhỏ có thể cạnh tranh với các dòng xe khác như Huyndai, Matiz,...
Ô tô Toyota 300 triệu, chị em lượn phố quá thích
Mẫu xe cỡ nhỏ Aygo mới có diện mạo cực kỳ trẻ trung và cá tính, với đường nét thiết kế dạng chữ X nổi bật ở đầu xe.
Ô tô Toyota 300 triệu, chị em lượn phố quá thích
Toyota Aygo là một mẫu xe hai cửa cỡ nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với xe Yaris.
Ô tô Toyota 300 triệu, chị em lượn phố quá thích
Cả hai phiên bản đều được đưa ra gói an toàn tuỳ chọn Toyota Safety Sense.
Ô tô Toyota 300 triệu, chị em lượn phố quá thích
Màu đen khoẻ khoắn, tô điểm thêm màu đỏ ấn tượng.
Ô tô Toyota 300 triệu, chị em lượn phố quá thích
Giá bán khởi điểm của mẫu xe ôtô cỡ nhỏ cá tính này khoảng 336 triệu đồng.
Ô tô Toyota 300 triệu, chị em lượn phố quá thích
Phần đuôi xe nổi bật với đèn hậu dạng LED dạng hình chữ Z lượn sóng
Ô tô Toyota 300 triệu, chị em lượn phố quá thích
Vô-lăng 3 chấu tích hợp phím chức năng, điều hòa tự động, màn hình cảm ứng dạng LCD.
Ô tô Toyota 300 triệu, chị em lượn phố quá thích
Ra mắt thị trường Châu Âu với hai phiên bản cho năm 2017 là X-Press và X-Style

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Ngành sản xuất ô tô trong nước sẽ không thể nào cạnh tranh vì nền tảng công nghiệp của ta quá lạc hậu?

Xe Ấn Độ 154 triệu, Indonesia 289 triệu: Ôtô rẻ tràn vào Việt Nam

Từ 1/7/2017, kinh doanh ô tô sẽ là ngành nghề chịu các điều kiện kinh doanh và chắc chắn sẽ bị quản lý chặt chẽ, nhằm hỗ trợ để doanh nghiệp ô tô trong nước phát triển.
Khó cản lợi thế xe nhập khẩu
Hiện thuế suất thuế nhập khẩu với xe nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam là 40%. Với thuế suất này, lắp ráp trong nước vẫn có lợi thế.
Tuy nhiên, đến nay xe nhập từ Thái Lan đã tràn vào và vươn lên vị trí số một. Theo thống kê của cơ quan Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2016, xe nhập khẩu đạt 82.743 chiếc, với kim ngạch xấp xỉ 1,8 tỷ USD. Trong đó, có tới 26.790 chiếc được nhập từ Thái Lan. Như vậy, cứ 3 xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu thì có 1 chiếc đến từ Thái Lan.
Xe Ấn Độ 154 triệu, Indonesia 289 triệu: Ôtô rẻ tràn vào Việt Nam
Thuế chưa giảm mà xe nhập khẩu đã tràn vào VN (ảnh minh họa)
Xét về giá cả, giá nhập cảng (giá CIF, chưa bao gồm thuế, phí tại Việt Nam) bình quân mỗi chiếc xe ngoại nhập về Việt Nam khoảng 511 triệu đồng. Tuy nhiên, giá xe nhập từ 2 nước trong khu vực ASEAN còn rẻ hơn. Cụ thể, giá mỗi chiếc xe Indonesia về đến cảng của Việt Nam chỉ 289 triệu đồng, còn Thái Lan là 407 triệu đồng. Rẻ vô địch là xe Ấn Độ trung bình chỉ 154 triệu/xe.
Hiện nhập khẩu ô tô từ Indonesia chưa nhiều, từ đầu năm đến nay chỉ khoảng 2.000 chiếc. Tuy nhiên, dự báo tương lai sẽ tăng mạnh, nhất là phân khúc 7 chỗ, lắp động cơ nhỏ dưới 2.0L, do có nhiều lợi thế.
Với mức giá trên, chưa tới năm 2018 thì các DN đã tính chuyện giảm sản xuất trong nước và đẩy mạnh nhập khẩu.
Ford Việt Nam từ đầu 2016 quyết định nhập khẩu xe Everest mà không tiếp tục lắp ráp. Toyota Việt Nam cũng ngừng lắp ráp chuyển sang nhập khẩu mẫu Fortuner về phân phối từ 2017, mặc dù đây là mẫu xe có doanh số lớn tại Việt Nam. Honda Việt Nam sau hơn một thập kỷ lắp ráp mẫu xe Civic cũng đã chuyển sang nhập khẩu từ Thái Lan về phân phối.
Lý do đơn giản, lắp ráp xe trong nước đã không còn nhiều lợi thế.
Theo tính toán của các DN, hiện chi phí sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam cao hơn so với Thái Lan và Indonesia khoảng 23%. Trong khi đó, sản xuất của các DN ô tô tại Việt Nam chưa đạt tới quy mô, để đem lại hiệu quả.
Chỉ hơn 1 năm nữa, giá xe lắp ráp trong nước sẽ bằng với giá xe nhập khẩu nguyên chiếc, thì xe trong nước khó có thể cạnh tranh nổi. Như vậy, ngoài việc phải hạ giá thành xe trong nước để cạnh tranh thì phải duy trì giá xe nhập khẩu cao hơn để đủ tạo ra lợi thế - đây là điều không dễ thực thi.
Liệu có thành công?
Để thu hẹp khoảng cách về chi phí sản xuất của xe trong nước so với xe nhập khẩu, các DN ô tô FDI từng đề xuất Chính phủ hỗ trợ mỗi chiếc xe sản xuất lắp ráp khoảng 1.000 USD, nhưng điều này là không thể.
Xe Ấn Độ 154 triệu, Indonesia 289 triệu: Ôtô rẻ tràn vào Việt Nam
Các DN lắp ráp trong nước đã chuyển sang nhập khẩu một số mẫu xe (ảnh Lê Anh Dũng)
Nâng giá tính thuế cũng là một giải pháp. Hiện nay, nhờ duy trì thuế nhập khẩu cao, chỉ càn nâng giá tính thuế với một chiếc xe nhập khẩu thêm 1.000 USD thì giá bán sẽ tăng thêm từ 2.600-3.600 USD. Tuy nhiên, khi thuế nhập khẩu về 0%, thì nâng giá tính thuế thêm 1.000 USD, giá bán cũng chỉ tăng thêm khoảng 500 USD, chưa kể thuế tiêu thụ đặc biệt với xe dung tích từ 2.0L trở xuống sắp tới tiếp tục giảm.
Theo tính toán, vào năm 2018, để có giá xe nhập khẩu từ ASEAN về bằng giá hiện nay thì phải nâng giá tính thuế lên ít nhất 3.000 USD. Nhưng việc nâng giá tính thuế không thể muốn lên bao nhiêu cũng được, còn phải căn cứ vào giá bán của nhà sản xuất tại thị trường khu vực.
Các hàng rào kỹ thuật dựng lên cũng rất khó, bởi các tiêu chuẩn của Việt Nam thấp hơn các nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, rất khó để ngăn xe nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam từ 2018. Muốn phát triển thành công ngành công nghiệp ô tô, phải tạo ra được những chiếc xe có chất lượng tốt và giá cạnh tranh với xe nhập khẩu. Nhưng hiện tại, công nghiệp hỗ trợ yếu kém, tỷ lệ nội địa hóa với ô tô 9 chỗ trở xuống rất thấp, muốn phát triển sẽ cần nhiều thời gian, tiền bạc, với các chính sách đột phá.
Mới đây, trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chỉ cho hay sẽ cố gắng tập trung ưu tiên bằng các chính sách, cơ chế thuế phù hợp và ưu đãi để hỗ trợ khuyến khích các DN, đặc biệt là DN lớn, với những dự án có quy mô, tạo ra hiệu quả và sức lan tỏa.
Thời gian không còn nhiều, vấn đề đặt ra là làm sao xây dựng dựng chính sách, thúc đẩy công nghiệp ô tô phát triển, để tiến tới các DN trong nước có thể cạnh tranh sòng phẳng với xe nhập khẩu và tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Xem ra, con đường đi tới thành công của công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn vô cùng gian khó. (theo Vieetnamnet)

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Những kỹ năng lái xe số sàn cơ bản nhưng bạn có thể sai

Khi chuẩn bị dừng xe nên thao tác thế nào an toàn nhất?


Thói quen côn trước, phanh sau hay gặp nhất ở những tài xế mới, nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở cả những tài già, nguyên nhân là thói quen hoặc sợ chết máy.
Khi cắt côn ở tốc độ cao, xe không còn được hãm bởi động cơ, do đó chỉ lăn theo quán tính khiến xe chạy nhanh hơn, giảm độ bám đường của lốp đồng thời khiến thời gian và quãng đường phanh đều tăng lên, gây nguy hiểm cho những trường hợp cần dừng nhanh. Vì thế cần phanh trước, tới khi cảm thấy xe sắp dừng hẳn thì mới đạp côn để tránh chết máy.
Trường hợp cần phanh gấp chỉ nên dùng phanh. Phản xạ của nhiều tài xế là đạp đồng thời lút cán cả phanh và côn, nhưng như vậy chỉ làm giảm tác dụng phanh như giải thích ở trên. Do đó, lúc này việc cần làm duy nhất của tài xế là đạp lút phanh, thậm chí xác định xe có thể chết máy, nhưng "chết người nguy hiểm hơn chết máy".
Với trường hợp tốc độ thấp, việc đạp côn trước hay sau không ảnh hưởng nhiều đến quãng đường phanh dừng, tuy nhiên nếu đạp côn trước nhiều sẽ tạo thành thói quen, ảnh hưởng xấu khi dừng từ lúc xe đang chạy nhanh.

Xe số sàn tiết kiệm xăng hơn xe số tự động?

 Xe số sàn không phải lúc nào cũng tiết kiệm hơn xe số tự động. 
Shift-Gears-on-a-Manual-Transm-9840-2623
Quan niệm đi xe số sàn tiết kiệm hơn xe số tự động chỉ đúng ở giai đoạn trước, khi xe số tự động còn chưa phổ biến, công nghệ mới nên ăn xăng hơn. Nhưng hiện nay, xe số tự động chiếm phần lớn, công nghệ liên tục cải tiến, khiến mức tiêu thụ ngang bằng thậm chí ít hơn với chiếc xe lắp số sàn tương ứng.
Xe có tiết kiệm nhiên liệu hay không còn nằm ở kỹ năng điều khiển. Với số sàn, cần đi ở số hợp lý, chăm chuyển số để giữ độ bền động cơ. Nếu kỹ năng lái xe không thành thục, thì hộp số nào cũng tốn nhiên liệu như nhau.

Khi vào cua hoặc đổ dốc nên cắt côn để tiết kiệm xăng?

Khi vào cua hoặc đổ dốc, không được cắt côn.
Khi cắt côn, xe chỉ chạy theo quán tính mà không bị hãm bởi động cơ, do đó cảm giác xe chạy mượt mà, đánh một "lèo" khi qua cua, khiến nhiều tài xế ưa thích. Tuy nhiên, đây lại là thói quen nguy hiểm.
Khi chỉ còn lăn bánh theo quán tính xe sẽ trôi nhanh hơn, đòi hỏi quãng đường phanh lớn hơn, tài xế khó kiểm soát tốc độ nếu đánh lái thừa hoặc thiếu. Bên cạnh đó, bánh xe giảm độ bám đường khiến tăng rủi ro mất lái.
Tất nhiên, khi vào những cua rất gắt, phải chạy ở số thấp kết hợp chân côn đều đặn thì việc cắt, nhả côn là tùy địa hình.

Đổ đèo nên đi ở số nào?

 Đổ đèo đi ở số thấp, tùy độ dốc.
Nguyên tắc là lên số nào, xuống số đó. Vì thế nếu lên đèo bằng số 3 thì xuống đèo cũng bằng số 3. Sử dụng số thấp để xe phanh động cơ, giảm tốc chủ động, không cần can thiệp nhiều bằng phanh, giảm áp lực cho phanh. 
Nếu để số cao và thả dốc, xe lao đi rất nhanh, buộc tài xế rà phanh liên tục. Nếu quãng đường kéo dài, có thể khiến phanh cháy đỏ, mất tác dụng ma sát hoặc thủy lực. 

Nếu không dừng lại thì không cần chuyển về số thấp?

 Dù không dừng lại thì tài xế cùng cần chuyển số linh hoạt. 
Một nhược điểm của nhiều người đi xe số sàn là lười chuyển số. Trên cả quãng đường dài có lúc nhanh, chậm, có khi cần vượt nhưng tài xế vẫn chỉ để xe chạy ở cấp số cao ví dụ như 5 hoặc 6. Khi xe chạy chậm do chướng ngại vật, cần đà vượt cần chuyển về số thấp để lấy đà. Nếu để xe chạy ở số cao khi tốc độ thấp, về lâu dài khiến côn nhanh mòn và động cơ luôn phải làm việc quá tải.
Nhiều người mua xe số sàn cũ thường nhìn vào đầu cần số, nếu đầu này chai có thể thấy rằng chủ cũ biết cách sử dụng số sàn hợp lý, chất lượng động cơ, hộp số còn tốt.

Khi vào cua gắt phải chạy chậm, nên trả số lúc nào?

Về số trước khi vào cua.
Khi vào cua gắt buộc phải chạy chậm, nhiều tài xế lười trả số nên chỉ giảm tốc bằng phanh, khiến xe không có sức kéo khi cần đạp ga để thoát cua. Nên trả về số thấp trước khi vào cua, vừa giúp phanh động cơ, xe bám đường đồng thời sẵn sàng lực kéo để đạp ga thoát khỏi cua nhanh nhất. 
Nếu vào cua xong mới về số để đạp ga chạy tiếp sẽ tốn thời gian hơn vì lúc này xe cần lấy đà trở lại. Đồng thời, duy trì tốc độ thấp ở số cao trong cua gây hại cho côn, động cơ và tài xế cũng mất thế chủ động khi gặp các tình huống bất ngờ

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

CÁC THÔNG SỐ TRÊN LỐP Ô TÔ

Cách đọc thông số lốp xe tài xế Việt cần biết

Những chỉ số quan trọng bằng chữ và số giúp người sử dụng mua và thay đúng loại lốp cũng như các điều kiện hoạt động phù hợp.

Không chỉ hữu ích trong việc mua và thay cùng loại lốp, các thông số còn hỗ trợ trong việc nâng cấp hoặc đổi loại lốp chạy theo mùa, tùy thuộc vào từng điều kiện thời tiết. Các chữ cái và con số cũng giúp người sử dụng hiểu tốc độ tối đa cho phép, độ chịu nhiệt, sức tải cũng như độ rộng của lốp và đường kính vành xe.
1. Đọc tên nhà sản xuất và tên lốp:
cach-doc-thong-so-lop-xe-tai-xe-viet-can-biet
Những chữ cỡ lớn, thường nằm ở vòng ngoài cho biết tên nhà sản xuất, thương hiệu. Tên lốp có thể chỉ gồm chữ cái, hoặc kết hợp cả chữ và số, như Goodyear's Eagle F1 GS-D3, Hankook Ventus R-S2 Z212 hay Kumho Ecsta MX.
2. Tìm đặc điểm miêu tả dịch vụ:
cach-doc-thong-so-lop-xe-tai-xe-viet-can-biet-1
Không phải lốp nào cũng có, và nếu có, dấu hiệu này thường nằm trước tên lốp, có thể là P, LT, ST, T hoặc C.
P: lốp cho xe con (Passenger vehicle)
LT: lốp xe tải nhẹ (Light Truck)
ST: lốp xe đầu kéo đặc biệt (Special Trailer)
T: lốp thay thế tạm thời (Temporary)
C: lốp xe chở hàng thương mại, xe tải hạng nặng
3. Tìm chiều rộng và biên dạng lốp:
cach-doc-thong-so-lop-xe-tai-xe-viet-can-biet-2
Đó là loạt chữ và số ngay sau đặc điểm dịch vụ và có dấu gạch chéo ở giữa. Ba số đầu tiên là chiều rộng lốp và tính bằng đơn vị milimét. Chiều rộng có thể từ 155-315. Ví dụ trong ảnh là 225 mm.
Hai số tiếp theo và nằm phía sau gạch chéo là biên dạng lốp, là tỷ lệ % giữa chiều cao hông lốp so với chiều rộng mặt lốp và thường từ 55-75% với phần lớn xe con. Ví dụ trong ảnh là 60%.
Biên dạng lốp được tính: 225 mm x 60% = 135 mm.
4. Hiểu cấu trúc lốp:
cach-doc-thong-so-lop-xe-tai-xe-viet-can-biet-3
Phần lớn thông số này được hiển thị bằng chữ R và nằm ngay sau biên dạng lốp. R nghĩa là cấu trúc bố thép tỏa tròn Radial, một tiêu chuẩn công nghiệp của xe con, và là loại lốp thông dụng nhất. Những loại xe khác có thể là B, D hoặc E.
5. Biết đường kính vành xe:
cach-doc-thong-so-lop-xe-tai-xe-viet-can-biet-4
Thường nằm ngay sau cấu trúc lốp, cho biết kích thước vành phù hợp với lốp xe. Như trong ảnh, vành là loại 17 inch (43,2 cm).
6. Tìm chỉ số tải trọng tối đa cho phép:
cach-doc-thong-so-lop-xe-tai-xe-viet-can-biet-5
Con số này đặc biệt quan trọng, cho biết khả năng tải của lốp xe và con số càng lớn, mức tải của lốp càng cao. Dấu hiệu này không phải lúc nào cũng chỉ là con số. 
Không bao giờ thay lốp nguyên bản bằng loại lốp có chỉ số tải trọng tố đa cho phép thấp hơn, mà chỉ dùng lốp có cùng, hoặc chỉ số này cao hơn. Ví dụ bạn dùng loại như trong ảnh, là 82, thì khi thay phải cùng là loại 82 hoặc cao hơn.
7. Tìm chỉ số tốc độ tối đa cho phép:
cach-doc-thong-so-lop-xe-tai-xe-viet-can-biet-6
Chỉ số cho biết lốp xe có thể tải một lượng hàng nhất định và chạy với tốc độ nào đó. Những chữ cái cho biết giới hạn tốc độ của từng loại lốp cụ thể như sau:
Q: 160 km/h
S: 180 km/h
T: 190 km/h
U: 200 km/h
H: 210 km/h
V: 240 km/h (như ví dụ trong ảnh)
Z: trên 240 km/h
8. Tìm chỉ số chịu nhiệt:
cach-doc-thong-so-lop-xe-tai-xe-viet-can-biet-7
Cho biết độ chịu nhiệt ở tốc độ cao ở phần trong của lốp. Chỉ số này có thể là chữ A, B hoặc C với A thể hiện độ chịu nhiệt cao nhất và C là thấp nhất.
9. Xác định mã của bộ giao thông nơi lốp được sản xuất bằng cách tìm dãy ký hiệu phía sau chữ "DOT":
cach-doc-thong-so-lop-xe-tai-xe-viet-can-biet-8
Sau chữ "DOT" là nhà máy sản xuất. Như trong ảnh, "M5" cho biết đây là loại lốp Michelin sản xuất tại nhà máy ở Kentville, Canada. Tiếp theo là mã kích cỡ lốp (DO). "L8M" là mã kích thước. Còn "5008" là tuần và năm sản xuất - lốp được sản xuất vào tuần thứ 50 của năm 2008.
10. Tìm chỉ số áp suất lốp:
cach-doc-thong-so-lop-xe-tai-xe-viet-can-biet-9
Nằm ở viền trong của lốp, cho biết áp suất phù hợp để tối đa hiệu suất hoạt động của lốp.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

XE BÁN TẢI

UAZ Pickup, xe bán tải rẻ nhất tại Việt Nam

Có giá dự kiến khoảng hơn 500 triệu đồng, UAZ Pickup là chiếc bán tải có giá hấp dẫn bù lại thiết kế, trang bị còn nghèo nàn.

Nằm trong danh sách những mẫu xe được miễn thuế nhập khẩu kể từ đầu tháng 10, UAZ Pickup đã chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam qua cảng Hải Phòng. Được biết xe sẽ có mặt tại triển lãm ô tô Quốc tế Việt Nam 2016 (VIMS 2016) nhằm phục vụ khách tham quan. Theo chia sẻ từ đơn vị nhập khẩu, UAZ Pickup sẽ có giá phá đảo phân khúc xe bán tải tại Việt Nam với giá chỉ quanh mức 500 triệu đồng.
UAZ Pickup, xe bán tải rẻ nhất tại Việt Nam - ảnh 1UAZ Pickup có thể trở thành chiếc xe bán tải rẻ nhất tại Việt Nam
Về cơ bản, giá bán là lợi thế lớn nhất có thể nhìn thấy của UAZ Pickup bởi thiết kế và trang bị không phải là lợi thế của chiếc xe này trong phân khúc bán tải. Đầu tiên là ở thiết kế, xe có ngoại hình hơi thô đúng chất xe Nga nhưng lại mang đến cảm giác hơi đơn điệu và có phần cổ điển. Mọi chi tiết ngoại thất đều không thực sự nổi bật, trau chuốt như những đối thủ cùng phân khúc.
Tuy nhiên, đây cũng là một lợi thế giúp UAZ Pickup thuần chất bán tải hơn, người sử dụng có thể vận hành thoải mái mà không phải lo lắng quá nhiều về bảo vệ bộ cánh bên ngoài, việc trang bị hai nắp bình xăng hai bên cũng giúp việc đổ xăng tiện lợi hơn.
UAZ Pickup, xe bán tải rẻ nhất tại Việt Nam - ảnh 2UAZ Pickup có thiết kế đúng "chất" bán tải
Bên trong nội thất, thiết kế của UAZ Pickup tiếp tục gây thất vọng với phong cách thiết kế đơn điệu kém thẩm mỹ. May mắn là trang bị của xe vẫn khá phong phú không như vẻ bề ngoài mới hệ thống điều hòa tự động, camera lùi, màn hình cảm ứng 7 inch hỗ trợ kết nối Bluetooth, AUX, khe thẻ nhớ Micro SD nhưng không có cổng USB cùng hệ thống định vị GPS, dẫn đường…
Dưới nắp capô, xe sở hữu động cơ máy dầu ZMZ-51432 dung tích 2.2 lít cho công suất 113 mã lực tại vòng tua máy 3.500 vòng/phút, mô men xoắn 270 Nm tại 1.800-2.800 vòng/phút. Động cơ truyền động tới cả 4 bánh thông qua hộp số sàn 5 cấp cho tốc độ tối đa 135 mã lực.
UAZ Pickup, xe bán tải rẻ nhất tại Việt Nam - ảnh 3UAZ Pickup sử dụng động cơ máy dầu có công suất chưa thực sự ấn tượng
Dự kiến, sau khi ra mắt chính thức tại triển lãm VIMS 2016, UAZ Pickup sẽ được bán ra tại Việt Nam với giá rẻ, chính thức tấn công phân khúc xe bán tải đầy sôi động.

Xe hợp phong thủy

Người mệnh Thổ nên chọn mua xe nào là tốt nhất?


Cách chọn màu xe theo mệnh phù hợp sẽ đem đến sự may mắn, tài lộc cho người sở hữu. Dưới đây là gợi ý về cách chọn màu xe cho người mệnh Thổ.
Đứng trên quan niệm phong thủy, cách chọn màu xe theo mệnh phải chắc chắn rằng màu đó không xung khắc với màu ngũ hành tương ứng với tuổi của mình.
Các nhà Thuật số cho rằng, Thiên can, Địa chi là chính, nên khi xung khắc rất tai hại, ngũ hành nạp âm có xung khắc thì bị ảnh hưởng nhẹ thôi, cũng như được tương sinh thì chỉ vớt vát phần nào, chớ không tốt như chính ngũ hành. Nhưng ngày nay, từ ngày có các loại xe gắn máy và xe hơi xuất hiện, sau thời gian dài nghiên cứu, họ thấy rằng ngũ hành nạp âm có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc chọn màu xe cho người mua (thường lái chiếc xe đó).

Chọn màu ô tô tương sinh với mệnh sẽ khiến người dùng cảm thấy tự tin, may mắn, thoải mái và thanh thản. Bản thân màu tương sinh cũng khiến tâm trạng cảm thấy rất phù hợp. Chọn màu mà mệnh của của người lái tương sinh cũng hợp lý, khiến chiếc xe bền hơn và hợp với chủ nhân. Việc chọn màu cùng mệnh có thể có ảnh hưởng, nhưng đừng quá lạm dụng. Màu cũng mệnh sẽ khiến bạn yên ổn và an toàn nhưng nếu nhiều màu cùng mệnh quá sẽ sinh ra dư thừa, phản tác dụng.


Cần tránh những màu tương khắc với mệnh vì những màu tương khắc sẽ khiến sức khỏe của người lái bị ảnh hưởng, tâm trí bất định, mất tập trung, hay bực bội nóng giận, dễ gặp tai nạn hơn nếu lái xe, có thể bị thương tật.

Cách chọn màu xe cho người mệnh Thổ
Mệnh Thổ gồm các tuổi
Mậu Dần 1938 & Kỷ Mão 1939
Bính Tuất 1946 & Đinh Hợi 1947
Canh Tý 1960 & Tân Sửu 1961
Mậu Thân 1968 & Kỷ Dậu 1969
Bính Thìn 1976 & Đinh Tỵ 1977
Canh Ngọ 1990 & Tân Mùi 1991
Người mệnh Thổ nên chọn xe màu gì?
Người mệnh Thổ nên chọn xe màu đỏ, da cam, hồng. Đây là những màu sắc tươi tắn, sáng sủa, tạo sự chú ý với người khác. Không những thế, những màu này thường đại diện cho sự may mắn, tươi mới, nên sẽ đem lại tài lộc, sức khỏe và may mắn cho gia chủ.
Người sở hữu xe ô tô những màu này sẽ thuận lợi mỗi khi tham gia giao thông và tránh gặp phải bất trắc như những màu khác. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể chọn màu xe theo mệnh Thổ với màu nâu, vàng đậm, vàng nhạt, bạc, trắng vừa tao nhã, đơn giản nhưng cũng rất sang trọng, lịch lãm.
Người mệnh Thổ cần tránh xe màu gì?


Khi mua ô tô theo phong thủy cho người mệnh Thổ nên tránh mua xe màu xanh lá cây. Ảnh minh họa
Màu tương khắc của mệnh Thổ là màu xanh lá cây, tượng trưng cho hành Mộc (Thổ bị khắc Mộc). Vì thế, khi mua xe ô tô theo phong thủy, gia chủ nên tránh màu xanh lá cây và nhớ đừng lạm dụng màu xanh da trời hoặc màu đen. Bên cạnh đó, người mua cũng cần thận trọng khi mua bán và sử dụng các vật dụng, sản phẩm có màu tương khắc với mệnh trên xe để có thể an tâm khi sử dụng xe.
Trên đây là một số gợi ý cách chọn màu xe theo phong thủy cho người mệnh Thổ. Ngoài ra, việc chọn màu sắc hợp phong thủy cho xe cũng tùy thuộc vào sở thích của chủ xe. Nếu chọn được màu xe hợp mạng, tuổi, nhưng chủ xe lại không thích màu đó, thì điều đó cũng không tạo nên luồng khí giao hòa tốt đẹp giữa chủ xe và chiếc xe. Người mua nên cân nhắc kỹ về vấn đề này.
Dù vậy, quan trọng hơn vẫn là việc tập trung khi lái xe, không sử dụng rượu bia và lái xe đúng luật, còn nếu không thì dù có sử dụng xe có màu phù hợp đến mấy cũng phải nhận những hậu quả đáng tiếc.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Quy định mới về luật giao thông đường bộ

Quy định mới về biển báo, vạch kẻ đường tài xế Việt cần biết (theo Đức Huy).

Xe bán tải được coi là xe con, cấm rẽ trái không còn cấm quay đầu là những điểm mới trong luật giao thông ở Việt Nam.

Từ 1/11 tới, quy chuẩn 41/2016 sẽ chính thức có hiệu lực, thay thế quy chuẩn 41/2012 hiện hành. Ở quy chuẩn cũ, có những điểm quy định chưa rõ ràng, gây khó hiệu cho người đọc luật, mang tới tranh cãi giữa người tham gia giao thông và CSGT. Sang quy chuẩn mới, những hạn chế này sửa đổi để phù hợp và rõ ràng hơn. 
Dưới đây là những điểm mới trong quy định về biển báo, vạch kẻ đường tại Việt Nam, theo quy chuẩn 41/2016. Bấm vào từng mục để xem giải thích chi tiết.
quy-dinh-moi-ve-bien-bao-vach-ke-duong-tai-xe-viet-can-biet
quy-dinh-moi-ve-bien-bao-vach-ke-duong-tai-xe-viet-can-biet-1
quy-dinh-moi-ve-bien-bao-vach-ke-duong-tai-xe-viet-can-biet-2
quy-dinh-moi-ve-bien-bao-vach-ke-duong-tai-xe-viet-can-biet-3
quy-dinh-moi-ve-bien-bao-vach-ke-duong-tai-xe-viet-can-biet-4
quy-dinh-moi-ve-bien-bao-vach-ke-duong-tai-xe-viet-can-biet-5

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Chạy xe tự động đúng cách

Xe dừng hẳn mới chuyển cần số 

Nhiều tài xế do vội vã hay quá quen lái xe số tự động nên thường có cách về số "ăn bớt thời gian". Khi xe đang tiến từ từ, rà phanh để xe dừng nhưng khi chưa dừng hẳn, vẫn hơi lăn bánh đã chuyển cần số từ D về R, tương tự trường hợp vừa lùi xong muốn tiến cũng vội chuyển R về D khi xe chưa dừng. 
Động tác này nếu làm nhiều sẽ gây sức ép cho hộp số khi các bánh răng phải đổi chiều quay vội vàng, gây tổn hại, thậm chí vỡ hộp số.

Luôn kéo phanh tay khi đỗ xe 

Khi đỗ xe lâu, nên nhớ phải luôn kéo phanh tay. Dù cần số ở P tức xe không thể di chuyển do hộp số giữ lại, nhưng có nhiều trường hợp độ dốc nơi đỗ quá lớn, xe tải nặng hay vì lý do nào đó có thể gây sự cố, số P mất tác dụng và bánh răng cóc mòn nhanh. Hãy luôn kéo thêm phanh tay để hỗ trợ giữ xe cho số P, giúp giảm áp lực hộp số. 

Về P trước khi phanh tay - thói quen nên bỏ của tài xế Việt

Nếu về P trước khi kéo phanh tay, khoảng xê dịch nhỏ khi xe đỗ trên dốc có thể khiến bánh răng cóc giữ hộp số bị mòn, mất tác dụng.

Phanh tay (phanh đỗ) là bộ phận an toàn trên xe hơi, nó được thiết kế để sử dụng trong những tình huống hàng ngày, không phải chỉ khi đỗ xe trên dốc. Xe số sàn thường nhắc tới và sử dụng phanh tay nhiều hơn, trong khi xe số tự động bộ phận này có phần bị coi nhẹ. Thực tế, tài xế nên biết cách sử dụng phanh tay chính xác trên xe số tự động. 
Rất nhiều tài xế Việt khi lái xe số tự động có thói quen về P, tắt máy rồi mới kéo phanh tay. Theo các chuyên gia, thói quen này về lâu dài có thể ảnh hưởng tới hộp số. Vậy nguyên nhân là vì sao?
ve-p-truoc-khi-phanh-tay-thoi-quen-nen-bo-cua-tai-xe-viet
Bánh răng cóc ăn vào các khoảng ngàm giữ cách đều nhau (khoanh đỏ).
Chuyên trang Yourmechanic giải thích, trong hộp số tự động có một chi tiết giữ gọi là chốt đỗ (parking pawl) hoặc theo cách gọi của ngành kỹ thuật cơ khí trong tiếng Việt là bánh răng cóc. Bánh răng này bám vào các ngàm giữ được tạo cách đều nhau trên trục ra của hộp số. Khi chốt như hình ảnh trên, trục sẽ không thể quay, khiến xe không lăn bánh. 
Tuy nhiên đặc điểm nhỏ gọn khá "mong manh" nên bánh răng cóc có thể bị mài mòn dẫn tới trượt thậm chí phá vỡ nếu bị tác động mạnh, chốt bất ngờ khi trục hộp số đang quay. Thực tế rất hiếm khi rủi ro này xảy ra, nhưng để đảm bảo chi tiết luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất nên về P đúng cách. 
Phanh tay là cứu cánh giúp giữ xe đứng yên ngay cả khi bánh răng cóc không thể giữ hộp số. Nếu về P trước, vì có khoảng hở dù khá nhỏ giữa bánh răng cóc và ngàm giữ nên trục ra của hộp số sẽ quay, tăng sức ép lên bánh răng cóc, sức ép này càng lớn nếu độ dốc nơi đỗ càng cao. Áp lực này về lâu dài có thể gây mòn chi tiết cơ khí. 
Khi kéo phanh tay, xe đứng yên, lúc này về P, bánh răng cóc nằm gọn trong ngàm gữ mà xe không bị xê dịch, không có lực ép. Nhờ đó, bánh răng cóc sẽ chia sẻ nhiệm vụ giữ xe đứng yên trên dốc với phanh tay, áp lực làm việc giảm, đỡ bị mài mòn. 
Chuyên gia của Toyota và Mercedes Việt Nam đều cho biết, hướng dẫn an toàn của các hãng khi đỗ xe với xe số tự động là đạp phanh chân - kéo phanh tay - về P - tắt máy. Ở mặt đỗ phẳng, việc vào P trước khi phanh tay hay phanh tay trước P sau là như nhau vì không có hiện tượng trôi dốc sau khi cài P, nhưng trên dốc nên tuân theo hướng dẫn trên. 
Nhiều tài xế cẩn thận hơn có thể thêm bước trung gian về N, cụ thể trình tự đạp phanh chân - về N - kéo phanh tay - về P - tắt máy. Cách làm này giúp chắc chắn xe không bị chồm lên khi lỡ nhấc phanh chân mà vẫn ở số D. 
Bên cạnh quy tắc này, các chuyên gia cũng cho biết nhiều người sử dụng xe số tự động thắc mắc nên về P tắt máy hay tắt máy rồi mới về P. Với câu hỏi này, quy tắc vẫn là về P rồi mới tắt máy. Nếu tắt máy rồi mới về P có thể vô hiệu hóa những hệ thống trợ lực điện nhất là trên xe đời mới, khi đó việc trả từ số khác về P sẽ mòn cơ khí nhanh hơn, thậm chí nhiều xe thiết kế không cho phép về P khi đang ở số khác. 

Đừng ngại sử dụng số tay

Số tay là thiết kế bổ trợ rất cần thiết cho xe số tự động. Số tay giúp tài xế có thêm cảm giác linh hoạt và cảm hứng khi lái xe, giảm buồn ngủ. Loại số +/- này còn rất quan trọng khi xe đổ đèo. Lúc xuống dốc, chủ động chuyển về số tay để lợi dụng phanh động cơ, giảm áp lực cho phanh chân. Số tay hay còn gọi số thể thao, số bán tự động, ký hiệu M hoặc S, ở một số xe đời cũ chỉ có D3, D2, D1 hoặc L với chức năng tương tự.