Video 1

Mời bạn xem đoạn clip 1 này

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Ngành sản xuất ô tô trong nước sẽ không thể nào cạnh tranh vì nền tảng công nghiệp của ta quá lạc hậu?

Xe Ấn Độ 154 triệu, Indonesia 289 triệu: Ôtô rẻ tràn vào Việt Nam

Từ 1/7/2017, kinh doanh ô tô sẽ là ngành nghề chịu các điều kiện kinh doanh và chắc chắn sẽ bị quản lý chặt chẽ, nhằm hỗ trợ để doanh nghiệp ô tô trong nước phát triển.
Khó cản lợi thế xe nhập khẩu
Hiện thuế suất thuế nhập khẩu với xe nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam là 40%. Với thuế suất này, lắp ráp trong nước vẫn có lợi thế.
Tuy nhiên, đến nay xe nhập từ Thái Lan đã tràn vào và vươn lên vị trí số một. Theo thống kê của cơ quan Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2016, xe nhập khẩu đạt 82.743 chiếc, với kim ngạch xấp xỉ 1,8 tỷ USD. Trong đó, có tới 26.790 chiếc được nhập từ Thái Lan. Như vậy, cứ 3 xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu thì có 1 chiếc đến từ Thái Lan.
Xe Ấn Độ 154 triệu, Indonesia 289 triệu: Ôtô rẻ tràn vào Việt Nam
Thuế chưa giảm mà xe nhập khẩu đã tràn vào VN (ảnh minh họa)
Xét về giá cả, giá nhập cảng (giá CIF, chưa bao gồm thuế, phí tại Việt Nam) bình quân mỗi chiếc xe ngoại nhập về Việt Nam khoảng 511 triệu đồng. Tuy nhiên, giá xe nhập từ 2 nước trong khu vực ASEAN còn rẻ hơn. Cụ thể, giá mỗi chiếc xe Indonesia về đến cảng của Việt Nam chỉ 289 triệu đồng, còn Thái Lan là 407 triệu đồng. Rẻ vô địch là xe Ấn Độ trung bình chỉ 154 triệu/xe.
Hiện nhập khẩu ô tô từ Indonesia chưa nhiều, từ đầu năm đến nay chỉ khoảng 2.000 chiếc. Tuy nhiên, dự báo tương lai sẽ tăng mạnh, nhất là phân khúc 7 chỗ, lắp động cơ nhỏ dưới 2.0L, do có nhiều lợi thế.
Với mức giá trên, chưa tới năm 2018 thì các DN đã tính chuyện giảm sản xuất trong nước và đẩy mạnh nhập khẩu.
Ford Việt Nam từ đầu 2016 quyết định nhập khẩu xe Everest mà không tiếp tục lắp ráp. Toyota Việt Nam cũng ngừng lắp ráp chuyển sang nhập khẩu mẫu Fortuner về phân phối từ 2017, mặc dù đây là mẫu xe có doanh số lớn tại Việt Nam. Honda Việt Nam sau hơn một thập kỷ lắp ráp mẫu xe Civic cũng đã chuyển sang nhập khẩu từ Thái Lan về phân phối.
Lý do đơn giản, lắp ráp xe trong nước đã không còn nhiều lợi thế.
Theo tính toán của các DN, hiện chi phí sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam cao hơn so với Thái Lan và Indonesia khoảng 23%. Trong khi đó, sản xuất của các DN ô tô tại Việt Nam chưa đạt tới quy mô, để đem lại hiệu quả.
Chỉ hơn 1 năm nữa, giá xe lắp ráp trong nước sẽ bằng với giá xe nhập khẩu nguyên chiếc, thì xe trong nước khó có thể cạnh tranh nổi. Như vậy, ngoài việc phải hạ giá thành xe trong nước để cạnh tranh thì phải duy trì giá xe nhập khẩu cao hơn để đủ tạo ra lợi thế - đây là điều không dễ thực thi.
Liệu có thành công?
Để thu hẹp khoảng cách về chi phí sản xuất của xe trong nước so với xe nhập khẩu, các DN ô tô FDI từng đề xuất Chính phủ hỗ trợ mỗi chiếc xe sản xuất lắp ráp khoảng 1.000 USD, nhưng điều này là không thể.
Xe Ấn Độ 154 triệu, Indonesia 289 triệu: Ôtô rẻ tràn vào Việt Nam
Các DN lắp ráp trong nước đã chuyển sang nhập khẩu một số mẫu xe (ảnh Lê Anh Dũng)
Nâng giá tính thuế cũng là một giải pháp. Hiện nay, nhờ duy trì thuế nhập khẩu cao, chỉ càn nâng giá tính thuế với một chiếc xe nhập khẩu thêm 1.000 USD thì giá bán sẽ tăng thêm từ 2.600-3.600 USD. Tuy nhiên, khi thuế nhập khẩu về 0%, thì nâng giá tính thuế thêm 1.000 USD, giá bán cũng chỉ tăng thêm khoảng 500 USD, chưa kể thuế tiêu thụ đặc biệt với xe dung tích từ 2.0L trở xuống sắp tới tiếp tục giảm.
Theo tính toán, vào năm 2018, để có giá xe nhập khẩu từ ASEAN về bằng giá hiện nay thì phải nâng giá tính thuế lên ít nhất 3.000 USD. Nhưng việc nâng giá tính thuế không thể muốn lên bao nhiêu cũng được, còn phải căn cứ vào giá bán của nhà sản xuất tại thị trường khu vực.
Các hàng rào kỹ thuật dựng lên cũng rất khó, bởi các tiêu chuẩn của Việt Nam thấp hơn các nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, rất khó để ngăn xe nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam từ 2018. Muốn phát triển thành công ngành công nghiệp ô tô, phải tạo ra được những chiếc xe có chất lượng tốt và giá cạnh tranh với xe nhập khẩu. Nhưng hiện tại, công nghiệp hỗ trợ yếu kém, tỷ lệ nội địa hóa với ô tô 9 chỗ trở xuống rất thấp, muốn phát triển sẽ cần nhiều thời gian, tiền bạc, với các chính sách đột phá.
Mới đây, trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chỉ cho hay sẽ cố gắng tập trung ưu tiên bằng các chính sách, cơ chế thuế phù hợp và ưu đãi để hỗ trợ khuyến khích các DN, đặc biệt là DN lớn, với những dự án có quy mô, tạo ra hiệu quả và sức lan tỏa.
Thời gian không còn nhiều, vấn đề đặt ra là làm sao xây dựng dựng chính sách, thúc đẩy công nghiệp ô tô phát triển, để tiến tới các DN trong nước có thể cạnh tranh sòng phẳng với xe nhập khẩu và tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Xem ra, con đường đi tới thành công của công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn vô cùng gian khó. (theo Vieetnamnet)

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Những kỹ năng lái xe số sàn cơ bản nhưng bạn có thể sai

Khi chuẩn bị dừng xe nên thao tác thế nào an toàn nhất?


Thói quen côn trước, phanh sau hay gặp nhất ở những tài xế mới, nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở cả những tài già, nguyên nhân là thói quen hoặc sợ chết máy.
Khi cắt côn ở tốc độ cao, xe không còn được hãm bởi động cơ, do đó chỉ lăn theo quán tính khiến xe chạy nhanh hơn, giảm độ bám đường của lốp đồng thời khiến thời gian và quãng đường phanh đều tăng lên, gây nguy hiểm cho những trường hợp cần dừng nhanh. Vì thế cần phanh trước, tới khi cảm thấy xe sắp dừng hẳn thì mới đạp côn để tránh chết máy.
Trường hợp cần phanh gấp chỉ nên dùng phanh. Phản xạ của nhiều tài xế là đạp đồng thời lút cán cả phanh và côn, nhưng như vậy chỉ làm giảm tác dụng phanh như giải thích ở trên. Do đó, lúc này việc cần làm duy nhất của tài xế là đạp lút phanh, thậm chí xác định xe có thể chết máy, nhưng "chết người nguy hiểm hơn chết máy".
Với trường hợp tốc độ thấp, việc đạp côn trước hay sau không ảnh hưởng nhiều đến quãng đường phanh dừng, tuy nhiên nếu đạp côn trước nhiều sẽ tạo thành thói quen, ảnh hưởng xấu khi dừng từ lúc xe đang chạy nhanh.

Xe số sàn tiết kiệm xăng hơn xe số tự động?

 Xe số sàn không phải lúc nào cũng tiết kiệm hơn xe số tự động. 
Shift-Gears-on-a-Manual-Transm-9840-2623
Quan niệm đi xe số sàn tiết kiệm hơn xe số tự động chỉ đúng ở giai đoạn trước, khi xe số tự động còn chưa phổ biến, công nghệ mới nên ăn xăng hơn. Nhưng hiện nay, xe số tự động chiếm phần lớn, công nghệ liên tục cải tiến, khiến mức tiêu thụ ngang bằng thậm chí ít hơn với chiếc xe lắp số sàn tương ứng.
Xe có tiết kiệm nhiên liệu hay không còn nằm ở kỹ năng điều khiển. Với số sàn, cần đi ở số hợp lý, chăm chuyển số để giữ độ bền động cơ. Nếu kỹ năng lái xe không thành thục, thì hộp số nào cũng tốn nhiên liệu như nhau.

Khi vào cua hoặc đổ dốc nên cắt côn để tiết kiệm xăng?

Khi vào cua hoặc đổ dốc, không được cắt côn.
Khi cắt côn, xe chỉ chạy theo quán tính mà không bị hãm bởi động cơ, do đó cảm giác xe chạy mượt mà, đánh một "lèo" khi qua cua, khiến nhiều tài xế ưa thích. Tuy nhiên, đây lại là thói quen nguy hiểm.
Khi chỉ còn lăn bánh theo quán tính xe sẽ trôi nhanh hơn, đòi hỏi quãng đường phanh lớn hơn, tài xế khó kiểm soát tốc độ nếu đánh lái thừa hoặc thiếu. Bên cạnh đó, bánh xe giảm độ bám đường khiến tăng rủi ro mất lái.
Tất nhiên, khi vào những cua rất gắt, phải chạy ở số thấp kết hợp chân côn đều đặn thì việc cắt, nhả côn là tùy địa hình.

Đổ đèo nên đi ở số nào?

 Đổ đèo đi ở số thấp, tùy độ dốc.
Nguyên tắc là lên số nào, xuống số đó. Vì thế nếu lên đèo bằng số 3 thì xuống đèo cũng bằng số 3. Sử dụng số thấp để xe phanh động cơ, giảm tốc chủ động, không cần can thiệp nhiều bằng phanh, giảm áp lực cho phanh. 
Nếu để số cao và thả dốc, xe lao đi rất nhanh, buộc tài xế rà phanh liên tục. Nếu quãng đường kéo dài, có thể khiến phanh cháy đỏ, mất tác dụng ma sát hoặc thủy lực. 

Nếu không dừng lại thì không cần chuyển về số thấp?

 Dù không dừng lại thì tài xế cùng cần chuyển số linh hoạt. 
Một nhược điểm của nhiều người đi xe số sàn là lười chuyển số. Trên cả quãng đường dài có lúc nhanh, chậm, có khi cần vượt nhưng tài xế vẫn chỉ để xe chạy ở cấp số cao ví dụ như 5 hoặc 6. Khi xe chạy chậm do chướng ngại vật, cần đà vượt cần chuyển về số thấp để lấy đà. Nếu để xe chạy ở số cao khi tốc độ thấp, về lâu dài khiến côn nhanh mòn và động cơ luôn phải làm việc quá tải.
Nhiều người mua xe số sàn cũ thường nhìn vào đầu cần số, nếu đầu này chai có thể thấy rằng chủ cũ biết cách sử dụng số sàn hợp lý, chất lượng động cơ, hộp số còn tốt.

Khi vào cua gắt phải chạy chậm, nên trả số lúc nào?

Về số trước khi vào cua.
Khi vào cua gắt buộc phải chạy chậm, nhiều tài xế lười trả số nên chỉ giảm tốc bằng phanh, khiến xe không có sức kéo khi cần đạp ga để thoát cua. Nên trả về số thấp trước khi vào cua, vừa giúp phanh động cơ, xe bám đường đồng thời sẵn sàng lực kéo để đạp ga thoát khỏi cua nhanh nhất. 
Nếu vào cua xong mới về số để đạp ga chạy tiếp sẽ tốn thời gian hơn vì lúc này xe cần lấy đà trở lại. Đồng thời, duy trì tốc độ thấp ở số cao trong cua gây hại cho côn, động cơ và tài xế cũng mất thế chủ động khi gặp các tình huống bất ngờ