Video 1

Mời bạn xem đoạn clip 1 này

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

THUẾ TRƯỚC BẠ Ô TÔ

Bộ Tài chính: Không tăng phí trước bạ ôtô lên 50%





Trao đổi với VnExpress trước thông tin gây xôn xao dư luận về việc phí trước bạ ôtô dưới 10 chỗ ngồi sẽ lên mức 50% giá trị xe, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) - Phạm Đình Thi khẳng định việc này là không đúng sự thật. "Không có đề xuất nào của Bộ Tài chính về mức tăng như vậy", ông Thi nói.
Theo đại diện cơ quan quản lý, Nghị định về phí trước bạ đã được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2017. Theo đó, ôtô dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) phải nộp lệ phí trước bạ lần đầu là 10%.
Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung. Ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
"Tôi nghĩ người đưa thông tin có sự hiểu lầm. Phí trước bạ chung là 10%, các địa phương được quyền áp dụng nhưng không quá 50% mức này, tức là 15%. Không phải mức phí tối đa là 50%", Vụ trưởng Vụ chính sách thuế giải thích.
Hiện phí trước bạ với ôtô dưới 10 chỗ ngồi đăng ký lần đầu tại Hà Nội là 12%. Các địa phương khác phổ biến ở mức 10%.

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

ĐẤT CẦN GIỜ

Buôn đất Sài Gòn: 3 ngày tăng thêm 1 tỷ

“Có thể kiếm thêm 1 tỷ đồng, nếu để thêm 3 ngày” - đấy là một trong những mẩu chuyện giới cò đất cập nhật mỗi ngày tại quán cà phê trên đường Duyên Hải (Cần Thạnh, Cần Giờ).
Kể từ đầu tháng 4, giá đất tại Cần Giờ tăng đột biến theo cấp số nhân, tỷ lệ thuận với số lượng giao dịch trên địa bàn 2 xã Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp và thị trấn Bình Khánh. Đây là những khu vực được cho là nằm trong tâm của cơn sốt đất đang diễn ra tại Cần Giờ.
'8 trong số 10 mảnh đất bán của người trên Sài Gòn'
Trong phạm vi 500 m từ lúc qua phà Bình Khánh về phía UBND xã Bình Khánh đã có ngót nghét chục bảng quảng cáo dịch vụ mua bán đất, nhận ký gửi và đo đạc đất đai.
“Cứ 10 người mua đất thì hết 8 người từ trung tâm TP.HCM hoặc từ nơi khác kéo về Cần Giờ mua. Mà cứ 10 chủ đất là có 7-8 chủ sở hữu là người trên Sài Gòn”, một người làm dịch vụ môi giới đất tại xã Bình Khánh cho biết.
Người môi giới này cũng cho biết đa số những chủ đất này đã mua đất tại Cần Giờ cách đây một vài năm, thậm chí có người mới chỉ mua cách đây vài ngày, rồi ký gửi lại để sang tay kiếm lời.
đất nền, nhà đất, cò đất, sốt đất
Một điểm "tập kết" quen thuộc của giới đầu tư và cò đất trên đường Tắc Xuất, bãi biển Thùy Dương vào buổi trưa.
Khu vực gần UBND xã Bình Khánh là nơi có giá đất biến động mạnh nhất. Anh T., một người môi giới khác tại đường Rừng Sát, xã Bình Khánh, cho biết giá đất trong phạm vi bán kính 1 km trở lại khu vực ngã tư UBND xã Bình Khánh cách đây một năm chỉ quanh mức 5-6 triệu đồng/m2, nay lên 7-8 triệu đồng/m2. Cá biệt có một số vị trí đẹp nằm gần mặt tiền và gần UBND xã Bình Khánh, trong tuần trước đã chạm mốc 10-12 triệu đồng/m2.
Một nhân viên từ công ty tư nhân chuyên làm dịch vụ môi giới đất trên đường Rừng Sát cho biết đa số khách hàng tìm đến mua đất là từ trung tâm TP.HCM.
Trước đó nhiều năm, trong giai đoạn 2000-2010, một số người khá giả từ quận 7, quận 1 sang tìm mua đất tại Cần Giờ. Thời điểm đó, giá đất chỉ vài trăm nghìn đồng đến 1-2 triệu đồng/m2, và đất còn tính theo công (sào). Do vậy, người có đất bán tại Bình Khánh thời điểm này chủ yếu cũng là người ở các quận khác của TP.HCM.
Khu vực nóng nhất Cần Giờ là thị trấn Cần Thạnh cùng với xã Long Hòa. Các tuyến đường trọng yếu như Duyên Hải, Lương Văn Nho, đường Thạnh Thới, đường Tắc Xuất, đường Đào Cử, đường Đặng Văn Kiều và Lê Hùng Yên... giá đất tăng theo từng ngày kể từ đầu tháng 4 đến nay. Mỗi ngày, giá giao dịch có thể tăng lên vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng mỗi m2.
Cụ thể, con đường Duyên Hải kéo dài từ xã Long Hòa qua thị trấn Cần Thạnh mức giá thay đổi nhanh khi càng về phía trung tâm. Tại xã Long Hòa, giá đất vườn, đất thủy sản mặt tiền đường đang được giao dịch 3-5 triệu đồng/m2 tùy vị trí.
Những khu đất đã có một phần được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở được bán 5-6 triệu đồng/m2, tăng 3 lần so với cách đây 8 năm và gấp đôi giá đầu năm nay. Còn nếu so với đầu tháng 4 đến nay chỉ 3 tuần, giá đã tăng 30-50%.
đất nền, nhà đất, cò đất, sốt đất
Đường Rừng Sát, tuyến đường chính nối trung tâm TP.HCM đến Cần Giờ dự kiến sẽ còn được nâng cấp mở rộng, khiến giá đất ven khu vực này đang được nhiều người săn mua.
Cũng trên tuyến đường này nhưng thuộc địa phận thị trấn Cần Thạnh, càng về trung tâm, giá bán càng tăng, lên mức 4-6 triệu đồng/m2. Tuần trước, giá nhiều khu mặt tiền đã chạm ngưỡng 10-16 triệu đồng/m2. Riêng khu vực gần ngã tư đường Tắc Xuất, cách bờ biển vài chục mét, giá nhà đất được rao 17-18 triệu đồng/m2. Mức giá này đã tăng thêm 500.000-2.000.000/đồng mỗi mét vuông chỉ trong một tuần.
Ở các tuyến đường còn lại, giá bán đất lúc này cũng đã quanh ngưỡng 6-17 triệu đồng/m2.
Đất Cần Giờ 'chính chủ' khan hiếm
Tại xã Tam Thôn Hiệp và thị trấn Cần Thạnh, đất đai được bán trong vòng một tháng trở lại đây cũng chủ yếu là đất đã được sang tay lần thứ hai trở đi.
Dân môi giới cho biết chủ đất ở khu vực xã này cũng có quá nửa là người từ các địa phương khác.
Đường Thạnh Thới đã có hiện tượng không có đất bán lần đầu. Có nghĩa đa số các nền đất đang được rao bán tại đây đã sang tay ít nhất một lần.
Nguyên nhân vì các nền đất trên mặt tiền đường này chủ yếu diện tích nhỏ, giá giao dịch quanh ngưỡng 1-5 tỷ đồng, nên dễ được giới đầu tư mua trước vì khả năng thanh khoản cao, dễ sang tay lần thứ hai, thứ ba. Mỗi lần sang tay, giá đất tăng lên từ 20-100%.
Hiện chỉ còn vài khu đất đẹp nằm rải rác trên đường Duyên Hải, thị trấn Cần Thạnh là đất thuộc sở hữu của người dân gốc huyện Cần Giờ, chưa qua sang tay.
đất nền, nhà đất, cò đất, sốt đất
Một người dân đang đo lại diện tích đất trên đường Duyên Hải, xã Long Hòa - trước đây là vườn trồng xoài - để chuẩn bị rao bán. 
Ông N, một người dân đã sống tại thị trấn Cần Thạnh qua nhiều thế hệ, cho biết: “Gia đình không có nhu cầu bán đất nhưng thấy nhiều người hỏi mua, giá tăng mạnh nên cũng đang cân nhắc”.
Một môi giới đất tại thị trấn Cần Thạnh cho biết nhiều khách hỏi mua đất tại đường Lương Văn Nho nhưng không còn để bán. Đây là con đường đang được thi công mở rộng lộ giới lên 24-28 m, cũng là một trong những tuyến đường có quy mô rộng nhất tại trung tâm Cần Thạnh. Giá đất ở đây đầu tháng 4 được giao dịch 7-15 triệu đồng/m2 và gần như không có đất chính chủ, đa số đã được người mua đầu tư sang tay.
Tại đường Tắt Xuất, đất càng khan hiếm hơn. Một số khu đất đang được bán chủ yếu là đất chưa xây nhà, chủ ở các quận khác của TP.HCM về mua lại cách đây nhiều năm, nay bán ra.
Giá chỉ tăng theo cụm
Thực tế, giá đất tại Cần Giờ mới chỉ tăng đột biến từ trung tuần tháng 4. Tốc độ và biên độ tăng tùy thuộc vào vị trí của từng khu đất. Mỗi khu vực lại có một mặt bằng giá khác nhau và có đối tượng người mua khác nhau.
Có thể ví hai vùng có lượng giao dịch và giá trị giao dịch cao nhất của bất động sản Cần Giờ như hai đầu của chiếc đòn gánh theo hướng Bắc - Nam. Trong đó phía Bắc của huyện Cần Giờ (hướng giáp Nhà Bè) là một đầu, và đây cũng là tâm điểm sốt giá hiện nay, bao gồm 3 xã nóng là Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp và An Thới Đông. Cá biệt đường Tam Thôn Thạnh (xã Tam Thôn Hiệp) có tốc độ giao dịch nhanh nhất trong số 3 cụm xã này.
Chị Mai, người môi giới đất tại đường Tam Thôn Thạnh, cho biết giá đất tại đường này nóng nhất trong số các xã gần đường về trung tâm TP.HCM, nhưng không quá nóng như tại thị trấn Cần Thạnh. Do vậy, đa số các giao dịch tại xã Tam Thôn Hiệp cũng như xã An Thới Đông được tính giá trên đơn vị là công - cách gọi của người địa phương, 10 công tương đương 1 ha. Riêng tại xã Bình Khánh, giá đất tính theo đơn vị là m2 tại các vị trí mặt tiền đường Rừng Sát và khu vực dân cư hiện hữu.
Tại xã Tam Thôn Hiệp, đầu tháng 4, giá đất mặt tiền đường từ mức khoảng 200 triệu lên 300-380 triệu đồng/công, đến tuần thứ 3 của tháng này đã vọt tăng lên 400-500 triệu đồng/công.
Tại những vị trí nằm sâu bên trong, giá mỗi công đất ban đầu chỉ khoảng 100-200 triệu đồng, nay cũng đã tăng lên 150-350 triệu đồng tùy vào độ đẹp của đất.
Một đặc điểm thị trường dễ thấy rõ, là chỉ sau 20 ngày cơn sốt đất nổi lên, số lượng đất có treo bảng rao bán đã giảm đáng kể. Ông Út - chủ một nhà nghỉ tại Cần Thạnh, cho biết nhiều khu đã bán xong.

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Xe sang Lexus - ô tô phổ thông tại Campuchia

Dạo một vòng thủ đô Phnom Penh của Campuchia, không khó để khách du lịch có thể nhận ra dòng xe sang phổ biến nhất tại đất nước này là Lexus. Trong 10 mẫu xe sang bạn bắt gặp trên đường, có thể có tới 8 chiếc là Lexus. Audi, Mercedes hay BMW thuộc hàng hiếm tại quốc gia này.
Người viết đã viếng thăm nhiều thành phố tại châu Á nhưng chưa thấy khu vực nào có số lượng Lexus tập trung nhiều như Phnom Penh. Thậm chí, tỷ lệ Lexus tại đây có thể so sánh với Toyota Innova tại Manila (Philippines) và TP.HCM. Tại một đất nước đang phát triển như Campuchia, Lexus phổ biến hơn so với những thương hiệu bình dân là điều khiến nhiều du khách bất ngờ.
ô tô sang, Lexus, ô tô Lexus, xe sang, siêu xe, xe siêu sang,
Lexus và Toyota là hai thương hiệu rất được ưa chuộng tại Campuchia.
Theo anh Chunchieng Bun, một người dân Campuchia, Lexus phổ biến tại quốc gia này bởi có nhiều model để lựa chọn. Ngoài ra, xe Lexus có giá thấp, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi đối tượng và độ tin cậy cao.
Giá rẻ
Nếu tại Việt Nam, Lexus có giá cao hơn nhiều so với các dòng xe sang của Đức như Mercedes, BMW, thì tại Campuchia, Lexus lại phổ biến nhờ mức giá rẻ.
Cầm trong tay 12.000 USD, đa phần người Việt sẽ nghĩ tới một chiếc Kia Morning “hàng lướt” hoặc những chiếc xe thuộc hàng “cổ lai hy”, nhưng cùng số tiền này, người dùng tại Campuchia đã có thể sắm một chiếc xe sang Lexus RX300 đời 2000.
ô tô sang, Lexus, ô tô Lexus, xe sang, siêu xe, xe siêu sang,
Lexus RX300 giá chỉ ngang Kia Morning cũ tại Việt Nam.
Với 22.000 USD, người dùng tại Campuchia đã có thể sở hữu Lexus LX470 đời 1999. Những người thuộc tầng lớp thượng lưu sẽ sắm cho mình chiếc Lexus LX570 còn cáu cạnh có giá khoảng 100.000 USD.
Nếu muốn sedan sang trọng, Lexus LS460L đời 2010 được bán giá chỉ 60.000 USD (tương đương một chiếc Camry 2.0 tại Việt Nam).
Biểu tượng của người giàu
Theo các chuyên gia xã hội học, sở dĩ người Campuchia thích Lexus một phần do tâm lý thích an toàn. Người giàu tại quốc gia này khá bảo thủ. Xã hội hậu chế độ diệt chủng Khmer Đỏ khiến họ mong muốn cảm giác an toàn, và đa phần cảm thấy yên tâm khi ngồi trong xe có hình thức quen thuộc, không quá nổi trội trên đường.
Tuy nhiên trên góc độ kinh tế học, các chuyên gia cho rằng người dân Campuchia chịu tác động rất lớn từ thị trường Mỹ, bởi hầu hết dòng xe đang lưu hành tại quốc gia này đều là xe đã qua sử dụng nhập về từ Mỹ.
Người Mỹ nghĩ rằng “lớn hơn là tốt hơn”, vì vậy các dòng bán tải và SUV rất được ưa chuộng. Họ cũng không bao giờ quan tâm tới giá xăng và mức độ tiêu hao nhiên liệu. Sau một thời gian sử dụng, những chiếc xe lỗi thời được đẩy ra các cửa hàng xe cũ, sau đó các thương nhân người Campuchia gốc Hoa sẽ mua lại, vận chuyển về cảng Sihanoukville và phân phối đi toàn quốc.
ô tô sang, Lexus, ô tô Lexus, xe sang, siêu xe, xe siêu sang,
Lexus LX570 mới có giá trên 230.000 USD tại Campuchia. 
Giống như ở Mỹ, người dùng tại Campuchia cũng không quan tâm tới mức tiêu hao nhiên liệu, vì vậy những dòng xe động cơ V8 khá phổ biến.
Có hai lý do cơ bản dẫn tới tình trạng này. Thứ nhất, người Campuchia quan niệm rằng ôtô lớn mang lại cho đàn ông địa vị cao, vì vậy, nhiều người sử dụng Lexus LX470 nhưng vẫn sống trong căn nhà nhỏ tồi tàn.
Thứ hai, người dân Campuchia quan niệm rằng số đông luôn đúng, vì vậy nếu những người hàng xóm của họ chọn Lexus, họ nhất định cũng mua một chiếc tương tự.
Những năm 1990, các quan chức chính phủ tại Campuchia rất ưa chuộng Toyota Land Cruiser, khiến nó trở thành biểu tượng địa vị tại Campuchia. Ngày nay, các dòng SUV cỡ lớn của Lexus như LX470, LX570 đã thay thế vị trí Land Cruiser để trở thành món đồ chứng tỏ đẳng cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền mua một chiếc SUV lớn, đó là lý do RX300 trở nên phổ biến.
Theo một người dân địa phương tại Phnom Penh, Lexus được lòng người dân tại đây nhờ bán lại rất dễ dàng, trong khi các thương hiệu sang trọng khác như Mercedes hay BMW khá kén người mua. Trên hết, Lexus là biểu tượng của người giàu Campuchia, những người mới nổi lên thời gian gần đây và muốn phô trương sự giàu có