Video 1

Mời bạn xem đoạn clip 1 này

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

SỬ DỤNG ĐÈN PHA SAO CHO HỢP LÝ

Sự tiến bộ của công nghệ giúp đèn pha của chiếc xe (ô tô, xe máy) cũng ngày càng tốt hơn, sáng hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu người điều khiển xe không sử dụng đúng cách thì chiếc đèn pha lại vô tình tạo ra những sự khó chịu và đôi khi là gây ra những tai nạn đáng tiếc trong khi tham gia giao thông.
Đèn pha thường gồm hai chế độ chiếu sáng – đèn pha (chiếu xa) và đèn cốt (chiếu gần). Khi bật pha, cường độ sáng lớn và chiếu xa giúp người lái xe  nhìn thấy những chướng ngại vật từ xa ngay cả khi đi ở tốc độ cao.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà các lái xe lạm dụng luôn bật pha để lái xe. Bởi đèn pha với góc chiếu cao và cường độ mạnh sẽ làm cản trở tầm nhìn và gây khó chịu những lái xe đi ngược chiều hoặc ngay cả những lái xe đi cùng chiều ở phía trước. Trong một vài tình huống, đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn bởi lái xe đối diện hoặc cùng chiều do không thể quan sát tình hình giao thông để phản xạ kịp thời.
Còn để đèn cốt, cho cường độ ánh sáng vừa và chiếu sáng ở tầm gần, giúp người lái xe quan sát được những chướng ngại vật trên đường ở tầm gần. Nhưng lại có nhược điểm là tầm chiếu gần khiến bạn quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm những tình huống trong trường hợp đi tốc độ cao, đặc biệt là khi di chuyển trên cao tốc.
Vì vậy, trong tùy trường hợp mà bạn nên dùng đèn chiếu xa hay đèn chiếu gần cho phù hợp. Dưới đây là một số cách sử dụng đèn pha:
- Với những chiếc xe không có công tắc tắt đèn pha, khi di chuyển vào ban ngày bạn nên chuyển sang chế độ đèn cốt hoặc có thể chuyển sang chế độ đèn sương mù để khiến nhiều người đối diện không bị khó chịu và bảo vệ ắc quy.
- Khi sang đường hoặc cần vượt, xin nhường đường hay nhắc nhở xe khác hạ đèn pha thì mới nên sử dụng đèn pha theo cách nháy đèn.
- Khi di chuyển vào ban đêm bạn có thể sử dụng đèn cốt để di chuyển, trong trường hợp đường vắng, trên cao tốc… bạn có thể sử dụng đèn pha để tăng tầm quan sát. Tuy nhiên, khi gặp xe ngược chiều hoặc xe cùng chiều bạn cũng nên giảm tốc độ và chuyển sang đèn cốt đến khi vượt được xe cùng chiều hoặc xe đi ngược chiều đã đi qua. Đặc biệt lưu ý, khi thấy xe đối diện nháy đèn bạn hãy kiểm tra xem đang bật pha hay cốt. Nếu bật pha thì hãy chuyển đèn cốt ngay để đảm bảo an toàn cho các xe khác.
- Không nên lắp các loại đèn pha sai công suất và không đúng chuẩn với chóa đèn của xe khiến lóa mắt và nguy hiểm cho người đi ngược chiều./.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Ô TÔ THÁI LAN

Ôtô Thái tiếp tục đổ về Việt 

Tuần đầu tháng 4, hơn 500 ôtô nhập khẩu Thái Lan cập cảng Hải Phòng. Đây là thị trường xuất nhiều xe sang Việt Nam nhất kể từ đầu năm. 

Sau khi gỡ được nút thắt về Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô nhập khẩu (VTA), ôtô xuất xứ từ Thái Lan liên tiếp đổ về Việt Nam trong những tuần qua. Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong tuần từ 29/3 đến 5/4, cả nước nhập khẩu 651 ôtô các loại, xe dưới 9 chỗ ngồi chiếm 602 chiếc, trị giá 16 triệu USD. Tính trung bình, giá mỗi chiếc khoảng 26.000 USD.

Sau khi Honda thông quan được khoảng 2.000 ôtô xuất xứ Thái Lan hồi đầu tháng 3, số lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng mạnh so với 2 tháng đầu năm nay. Việt Nam nhập khẩu 3.679 ôtô nguyên chiếc trong tháng 3, trong đó 3.077 ôtô dưới 9 chỗ ngồi (chiếm gần 84%), xe tải chiếm 522 chiếc, ôtô trên 9 chỗ ngồi 21 chiếc và 59 chiếc xe các loại khác.Cũng theo bảng số liệu công bố, phần lớn ôtô nhập khẩu dưới 9 chỗ ngồi có nguồn gốc xuất xứ Thái Lan, chiếm 523 xe, 52 chiếc từ Mexico, 23 xe từ Đức và 4 chiếc còn lại chia đều 2 quốc gia Nhật Bản và Mỹ.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 31/3, lượng ôtô nhập khẩu vào Việt Nam đạt 4.217 xe, thấp hơn nhiều con số 26.366 xe cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của sự sụt giảm này do các doanh nghiệp không nhập khẩu được xe bởi những quy định tại Nghị định 116 về kinh doanh nhập khẩu về kinh doanh lắp ráp, sản xuất và nhập khẩu ôtô ban hành tháng 10/2017, có hiệu lực từ tháng 1/2018.
Những điều khoản vướng mắc tại Nghị định 116 đến hiện đã được nhiều doanh nghiệp đáp ứng. Khó khăn nhất là vấn đề giấy VTA hiện cũng đã giải quyết được phần nào khi Bộ GTVT chấp nhận loại giấy do chính phủ Thái Lan, Indonesia, Mỹ, Đức... cấp.
Để lượng xe nhập khẩu tăng ổn định có thể mất thêm một thời gian nữa, khi Indonesia xuất khẩu xe sang Việt Nam. Trong năm 2017, Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia xuất khẩu nhiều ôtô nhất vào thị trường Việt Nam.